GIAO HÀNG MIỄN PHÍ cho tất cả đơn hàng từ 5,000đ
Nhắc đến Tết Trung thu là chúng ta sẽ nghĩ ngay đến bánh Trung thu, đèn lồng, phá cỗ,… Khoan hãy nhắc tới những thứ kể trên, hãy cùng Siêu thị trong nhà điểm lại một số điểm thú vị tự cổ chí kim liên quan tới ngày tết trung thu truyền thống nhé!
Tương truyền rằng cuối thế kỷ 14, những đạo quân kháng chiến của người Hán chống lại triều đình Nguyên Mông đã sử dụng bánh trung thu làm nơi cất giấu mật thư liên lạc, rất lộ liễu mà lại hoàn toàn không bị nghi ngờ khi những chiếc bánh cổ truyền này được rao bán công khai khắp mọi nơi mỗi dịp thu về.
Nhất thiết phải có bưởi trong Tết Trung thu. Trong tiếng Hán, từ “bưởi” đồng âm với “Du Tử” nghĩa là những người phiêu bạt xa quê nhớ ngày này để đoàn viên gia đình; đồng âm với “Hựu” với nghĩa bình an vô sự; đồng âm với “Hữu Tử” để kỳ vọng sinh con quý tử.
Chỉ cách đây ít lâu, người dân Hồng Kông từng có thói quen nghịch dại khi đùa với lửa trong đêm trung thu bằng cách tạt nước vào những chiếc đèn lồng đầy sáp nóng đang đang cháy. Từng bị gọi là “đốt nhà hợp pháp”, thú tiêu khiển với nến sáp đang cháy, vỏ hộp giấy đựng bánh và những người ưa đùa dai đã gây ra không ít trường hợp bỏng nặng. Chính quyền Hồng Kông đã phải đưa vào bộ luật hình sự của thành phố đảo này một quy định riêng, hiếm có – cấm “tác động vào sáp nóng” nơi công cộng.
Vẻ quyến rũ của truyền thuyết Trung Hoa thậm chí đã khiến cho phi hành đoàn Apollo 11 phải hứa sẽ để mắt tìm kiếm cả chị Hằng Nga và chú thỏ trước khi đặt chân xuống mặt trăng năm 1969. Chi tiết thú vị này được vĩnh viễn in lại trong lịch sử và có thể tìm thấy trong nhật ký liên lạc của trung tâm điều khiển NASA với phi hành đoàn Apollo 11.
Ở Việt Nam có hai loại bánh Trung Thu là bánh nướng và bánh dẻo. Còn ở các nước khác, bánh Trung thu lại mang hình dáng vô cùng đặc biệt.
Bánh Tsukimi Dango của Nhật Bản
Bánh Tsukimi Dango của Nhật Bản làm từ bột Shiratama pha với bột Jouskinko vừa dai vừa dẻo. Sau đó, người Nhật đem nướng cho giòn rồi quết mật lên ăn kèm với bột đậu nành Kinanko hay đậu đỏ và uống với trà xanh.
Bánh Songpyeon của Hàn Quốc có hình trăng khuyết, làm từ bột gạo, đậu xanh, đường và đặc biệt nhất là được hấp cùng lá thông. Ngoài cầu mong an lành, bánh Songpyeon có ý nghĩa là trung nhân như ý, những người đang mong chờ một đứa trẻ cho vui vầy gia đình sẽ được thể theo ý nguyện.
Bánh Hopia của Philippine có nhân bánh làm từ đậu xanh hay khoai lang tim. Bánh có nhiều loại như bánh nướng đậu xanh, bánh nướng thịt keo, bánh nướng khoa lang tím với ý nghĩa thể hiện khát vọng hạnh phúc và đoàn viên.
Tết trung thu không của riêng quốc gia nào, và cũng không dành riêng cho ai cả. Tất cả chúng ta hãy cùng chào đón một ngày Tết trung thu mới cùng gia đình, bạn bè. Cùng lan tỏa yêu thương tới mọi người xung quanh ta. Không cần mâm cao cỗ đầy, nhạc trống tưng bừng. Chỉ cần chúng ta ở bên nhau là đã đủ đón một ngày Tết đoàn viên trọn vẹn!