Cuối tuần phủ phê cùng nồi “lẩu mắm” chính hiệu miền Tây

Lẩu mắm là món ăn đặc trưng của miền Tây nam bộ được nấu từ các nguyên liệu vô cùng dân dã mà bạn nhất định phải thử khi có cơ hội về thăm vùng đất này.

  1. NGUYÊN LIỆU (CHO KHOẢNG 4 – 6 NGƯỜI ĂN)

– Thịt ba rọi: 500 gram

– Tôm, mực, cá viên: mỗi thứ khoảng 300 gram

– Mắm linh, mắm sặc: 50 gram/loại

– Cà tím: 200 gram

– Xương gà: 1 hoặc 2 bộ

– 1 kg bún tươi

– Ớt, sả, tỏi, các loại gia vị

– Các loại rau ăn kèm: Thèo nèo (hay còn gọi là kèo nèo, cù nèo hoặc tai tượng), cọng bông súng, bạc hà, rau muống bỏ lá, rau nhút, bông bí đỏ, bắp chuối bào, bông điên điển, bông đậu đũa, rau đắng, giá, bông lục bình…

2. SƠ CHẾ

– Thịt ba rọi luộc lên, xắt miếng vừa ăn

– Tôm rửa sạch cắt râu và để nguyên con

– Mực rửa sạch, cắt miếng vừa ăn

– Lặt rau, ngâm qua nước muối loãng và rửa sạch để ráo nước

– Cà tím cắt khúc dài khoảng 2 lóng tay

3. CÁCH NẤU LẨU MẮM MIỀN TÂY

– Hầm xương gà khoảng 30 phút và lọc lấy nước dùng

– Lấy một nồi khác cho vào 200 ml nước lạnh nấu sôi, cho 2 loại mắm vào khuấy đến khi tan ra hết thì tắt bếp, lọc bỏ xương

– Phi tỏi cho thơm, đổ phần nước mắm và nước dùng gà đã lọc rồi nấu cho sôi, nêm nếm vừa ăn

– Làm nước mắm ớt hoặc nước mắm me tùy sở thích

– Xếp tôm, mực, cá, cá viên ra một đĩa lớn, rau sống ra một đĩa lớn, bún tươi ra một đĩa riêng và dùng như lẩu bình thường

4. MỘT SỐ LƯU Ý KHI NẤU LẨU MẮM

– Có thể thay nước hầm gà bằng xương heo hay nước dừa tươi

– Các loại rau ăn kèm có thể linh hoạt thay đổi tùy khẩu vị và điều kiện

– Nguyên liệu có thể thay đổi hoặc gia giảm, nhưng các nguyên liệu quan trọng không thể thiếu bao gồm mắm cá, tôm, cà tím, kèo nèo và rau muống.

——***——-

Sài Gòn vào thời điểm giao mùa, nắng mưa thất thường. Thế nhưng hương vị của nồi lẩu mắm thì vẫn đậm đà như cũ. Ăn một lần là nghiền không thể quên.

Chúc mọi người có một nồi lầu cuối tuần ngon miệng!

Đăng ký nhận khuyến mãi

Hãy để lại Số điện thoại của bạn, để nhận các ưu đãi hấp dẫn nhé.