GIAO HÀNG MIỄN PHÍ cho tất cả đơn hàng từ 5,000đ
Trong tín ngưỡng, người Nam bộ có phong tục cúng Trời, tục ngữ có câu: “Mùng chín vía Trời, mùng mười vía Đất”. Trong lễ vật dâng cúng Trời ngoài bình bông trang, bông điệp, bánh mứt, trà, trái cây,…người ta thường dâng cúng dừa. Để trở thành vật cúng, dừa được gọt vỏ sạch sẽ, phô màu trắng tinh như tấm lòng của con người khi đối diện với Trời. Hầu như nhà nào ở Nam bộ cũng có một bàn thờ trời gọi là bàn Thiên đặt giữa sân nhà.
Lễ cúng dừa tại Sóc Trăng
Dừa là một loại quả có vỏ ngoài màu xanh vỏ trong màu trắng, bên trong là phần cơm dừa và nước dừa. Khi dâng cúng, nó là vật phẩm mang tính thanh khiết thể hiện tấm lòng thành của con người. Với họ trái dừa còn là sự thâu tóm cả âm dương vạn vật, là tinh hoa của trời đất.
Màu xanh của dừa tượng trưng sự sống của muôn loài thực vật, màu trắng cơm dừa tượng trưng cho cơm gạo nuôi sống con người và chất nước trong lành gợi lên dòng sông tưới mát ruộng đồng. Phải chăng đó là mong muốn của người nông dân khi họ dâng cúng đến Trời là dâng lên những ước vọng giản dị và chân thật ấy?
Nước dừa tươi là một thức uống được nhiều người ưa thích không chỉ vì có giá trị dinh dưỡng cao mà còn hấp dẫn bởi vị ngọt thanh mát, lành tính. Vì vậy, dừa đã không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa và đã trở thành vật cúng của người Nam Bộ.
Sau khi cúng, họ uống nước dừa để mong cầu sức khỏe, bình an, thanh tẩy bệnh tật và xui rủi. Dừa sau cúng chính là lộc của thần ban.
Vì thế sau khi cúng dừa, bạn đừng bỏ đi mà phải tội nhé